Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh chế biến thủy sản, nâng cao hiệu quả kinh tế

Việt Nam đang nỗ lực phát triển trở thành trung tâm chế biến thủy hải sản

Việt Nam là một trong những những nước có nhiều điều kiện thuận lợi và giàu tiềm năng để đẩy mạnh phát triển ngành thủy hải sản. Trong những năm gần đây với sự vươn lên và phát triển không ngừng, bên cạnh đó là nâng cao chế biến thủy hải sản đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và Quốc tế đã đánh dấu được những thành công nhất định trong ngành. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam còn đang nỗ lực phấn đấu với mục tiêu trở thành trung tâm chế biến thủy hải sản hàng đầu, góp phần thúc đẩy, phát triển ngành nông nghiệp thủy sản nói riêng và sự phát triển kinh tế nước nhà nói chung.

Đề án phấn đấu và phát triển lĩnh vực chế biến thủy hải sản đến năm 2030

Đề án đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững. Đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đề án phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40% (trong đó tôm đạt 60%, cá tra đạt 10%, cá ngừ đạt 70%, mực và bạch tuộc đạt 30%, thủy sản khác đạt 30%).

Các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản được chú trọng đầu tư
Các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản được chú trọng đầu tư

Trên 70% số lượng cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến hiện đại. Bên cạnh đó có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới. Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 – 45.000 tỷ đồng. Góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14 – 16 tỷ USD.

Nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng

Để đạt được những mục tiêu trên, đề án đề ra các nhiệm vụ cần thiết. Như tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản. Đa dạng từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu. Nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.

Bên cạnh đó thu hút đầu tư hình thành các tập đoàn, công ty chế biến lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới. Nâng cấp các cơ sở chế biến và xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến. Nâng cao năng lực chế biến. Đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy hải sản.

Cá tra là một trong những sản phẩm giá trị gia tăng đang được đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu
Cá tra đang được đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ). Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến. Tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm. Tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hoá dược. Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản. Tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến.

Đẩy mạnh đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần chế biến thủy sản

Hiện cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản chưa đáp ứng đủ. Đặc biệt là với nhu cầu phát triểncủa hiện tại với nguồn lực đầu tư hạn chế. Do đó, cần tập trung tối đa nguồn lực phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần. Qua đó phục vụ tốt hơn khai thác, nuôi trồng và chế biến. Đầu tư xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các tuyến đảo, vùng biển xa. Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung chuyển sản phẩm trên các đảo.

Tiếp tục tập trung đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại các khu vực. Bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang. Bên cạnh đó là gắn với các ngư trường trọng điểm. Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển, chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản. Phát triển và mở rộng các cơ sở chế biến, kho lạnh ngoại quan tại cảng biển, cửa khẩu biên giới.

Xem thêm nhiều thông tin liên quan khác tại Kinh tế – Đầu tư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *