Những ngày vừa qua, tình trạng bệnh dịch càn quét khiến không ít ngành nghề phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong đó có ngành chăn nuôi heo, gà. Đa số các hộ chăn nuôi đều bị ảnh hưởng bởi chính sách kiểm duyệt, khả năng tiêu thụ trên các kênh bán lẻ giảm sút nghiêm trọng, vì vậy đã gây ra tình trạng bán tháo và ép giá vật nuôi. Hơn nữa, còn rất nhiều hộ nông dân phải chịu cảnh tiếp tục nuôi hàng tồn, dẫn đến gà chết hàng loạt, gây lỗ vốn nặng nề. Tiếp tục tình hình dịch bệnh như thế này thì người dân sẽ còn chịu ảnh hưởng. Hãy cùng theo dõi bài viết và làm rõ hơn vấn đề này của các hộ chăn nuôi nhé!
Tình trạng bán tháo, ép giá
Người chăn nuôi đang lỗ 2 triệu đồng/con heo và khoảng 20.000 đồng/kg gà. Bị ép giá thê thảm khi bán tháo gia súc, gia cầm quá lứa. Do đứt gãy chuỗi cung ứng, gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Đông hầu như phải “nằm” chuồng, dù bán dưới giá thành vẫn khó tiêu thụ. Người chăn nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề, thậm chí có khả năng phá sản do nợ ngân hàng hàng tỉ đồng.
Tỉnh Đồng Nai – thủ phủ chăn nuôi heo – liên tiếp hứng chịu các đợt thua lỗ nặng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại các địa phương phía Nam hồi cuối tháng 5 vừa qua. Sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường giảm mạnh bên cạnh việc vận chuyển, giết mổ khó khăn khiến một số trại heo chấp nhận lỗ để bán tháo đàn. Số còn lại “nuôi” hy vọng giá sẽ tăng trở lại nên tiếp tục cầm cự song không được bao lâu thì “vỡ mộng” bởi diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến các địa phương phải tăng cường những biện pháp giãn cách.
“Cuối tuần qua, khi có thông tin TP HCM siết chặt giãn cách xã hội, nhiều người chăn nuôi heo ở Đồng Nai lo ngại giá heo giảm mạnh trong thời gian tới nên đã bán gấp và bị thương lái ép giá tại trại xuống còn 46.000-48.000 đồng/kg, giảm thêm 4.000 đồng/kg so với đầu tuần trước” – ông Trần Văn Thắng, người chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), ngao ngán.
Sức tiêu thụ ở các kênh bán lẻ gặp khó khăn
Theo ông Trần Quang Trung, người chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Giá heo tại trại vẫn trên đà giảm tiếp do sức tiêu thụ ở các kênh bán lẻ gặp khó khăn. Đẩy người chăn nuôi vào thế “chết đứng” bởi không biết nên bán tháo hay tiếp tục nuôi. “Nhiều hộ nấn ná giữ heo nuôi tiếp khiến trọng lượng mỗi con tăng lên đến 150-200 kg. Vượt trọng lượng chuẩn 100 kg/con nên rất khó bán. Thương lái ép giá thê thảm” – ông Trung nói.
Ông Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ. Nhìn nhận chuỗi cung ứng bị đứt gãy là nguyên nhân chính khiến gia súc, gia cầm phải “nằm” chuồng, không tiêu thụ được.
Thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho thấy giá heo xuất chuồng đã giảm liên tục. Từ mức hơn 70.000 đồng/kg vào tháng 5 xuống còn 54.000-56.000 đồng/kg vào đầu tháng 8. Và thời điểm hiện tại chỉ ở mức 50.000-52.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành chăn nuôi heo thời gian qua tăng khá cao. Chi phí lên tới hơn 60.000 đồng/kg do giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tăng khoảng 35%. Với giá thành chăn nuôi khoảng 7 triệu đồng/con heo 100 kg và giá xuất bán khoảng 5 triệu đồng. Người chăn nuôi bị lỗ 2 triệu đồng/con heo.
Thực phẩm bán không ai mua
Tại nhiều trại gà ở tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Người chăn nuôi cũng chua xót kể gà nuôi đến ngày xuất chuồng nhưng không ai đến mua. Phải bán lẻ hoặc mang đi làm từ thiện song không thấm vào đâu. Bởi mỗi trại gà có tới hàng chục ngàn con. Giá gà công nghiệp tại chuồng hiện chỉ còn 5.000-7.000 đồng/kg, rẻ hơn rau!
Ông Nguyễn Thanh Hậu, chủ một trang trại lớn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay. Hầu hết trại chăn nuôi lớn đều phải vay vốn ngân hàng, khi tiêu thụ gặp khó thì chắc chắn không có dòng tiền để trả gốc và lãi vay. Tuy vậy, đa phần hộ chăn nuôi không dám “than vãn” hoặc xin gia hạn trả nợ. Bởi sợ bị ngân hàng đánh giá khách hàng có nợ xấu, khó vay vốn về sau.
“Trại chăn nuôi của chúng tôi hiện chỉ duy trì khoảng 100.000 con gà. Bằng một nửa so với bình thường. Song, do thị trường tiêu thụ chính là TP HCM siết chặt giãn cách trong 2 tuần. Khiến hoạt động tiêu thụ đột ngột dừng lại, chúng tôi trở tay không kịp. Sau vài ngày nữa, nếu tình hình không khá hơn, chúng tôi cũng phải tìm cách bán tháo đàn vì mỗi ngày. Chỉ riêng chi phí thức ăn chăn nuôi đã hơn 150 triệu đồng. Càng để lâu càng lỗ nặng” – ông Hậu tính toán.
Tỷ lệ gà chết tăng cao
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, nhiều trại không bán được gà. Buộc phải nuôi tiếp khiến trọng lượng gà tăng lên, dẫn đến tỉ lệ bị chết tăng cao. Chưa kể, giá bán gà quá thấp trong khi giá thành cao khiến người chăn nuôi lỗ rất nặng. Giá bán cao nhất đối với gà đạt chuẩn xuất chuồng khoảng 2,5 kg/con là 8.000-9.000 đồng/kg. Trong khi giá thành chăn nuôi hiện lên đến 26.000-28.000 đồng/kg. Tức người nuôi gà bị lỗ khoảng 20.000 đồng/kg.
Các hiệp hội chăn nuôi kiến nghị nên có quy định rõ ràng cho việc vận chuyển gia súc, gia cầm vào TP HCM. Đồng thời, cần giải pháp linh động trong việc kiểm soát lò mổ. Rút ngắn thời gian đóng cửa lò mổ do có F0 cũng như tổ chức tiêm vắc-xin cho người lao động tại lò mổ…
Dân gặp khó khăn bởi chính sách kiểm duyệt
Ông Lê Văn Quyết – phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết. Người chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến thực phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì chính sách kiểm soát vận chuyển của các địa phương. Trong đó đặc biệt là vận chuyển sản phẩm chăn nuôi.
Chẳng hạn, có 4 chốt chặn giao thông từ Đồng Nai đi Vũng Tàu nhưng mỗi chốt có cách xử lý khác nhau. Khi doanh nghiệp đưa xe từ TP.HCM, Đồng Nai xuống Vũng Tàu bắt gà nhưng bị chặn lại bởi lý do trên xe không có hàng hóa. “Xe đi bắt gà thì làm gì có hàng hóa trên xe được, lúc về từ trại chúng tôi mới có gà chứ” – ông Quyết thắc mắc.
Để hỗ trợ người chăn nuôi, ông Nguyễn Trí Công kiến nghị: “Chính phủ, các địa phương tiêu thụ lớn như TP.HCM cần tính đến các phương án đảm bảo lưu thông hàng hóa tiêu thụ nông sản cho người dân và đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng”.
Là nguồn hàng khó vận chuyển
Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay trong thời gian này, nguồn cung sản phẩm chăn nuôi khá đa dạng nhưng nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Cụ thể, trong thời gian giãn cách, lượng heo cung cấp cho
TP HCM mỗi ngày là 6.300 con, giảm 37% so với thời điểm trước giãn cách; gà công nghiệp là 190.000 con, giảm 28%. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trong giai đoạn này giảm nhiều so với trước. Nên lượng thịt heo, gà được giết mổ hiện vẫn đủ để cung cấp cho người dân.
Riêng trong ngày 24-8, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM. Lượng thịt heo, gà về thành phố tiếp tục giảm hơn 60% so với hôm trước. Chỉ còn 1.222 con heo và 26.698 con gà. Nguyên nhân là bởi các phương tiện vận chuyển thịt heo từ các cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Hòa Phú, Lộc An và Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) ra các hệ thống siêu thị không xuất trình được giấy đi đường. Theo quy định mới nên gặp khó khăn trong di chuyển.
Cùng ngày, Chi cục Chăn nuôi – Thú y TP HCM xác nhận cơ sở giết mổ An Nhơn (quận Gò Vấp) và Vissan (quận Bình Thạnh) không nhập mới gia súc, gia cầm do gặp khó trong việc xin giấy đi đường cho đội ngũ công nhân giết mổ và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm sống. Vào cơ sở cũng như vận chuyển trở lại hệ thống phân phối.