Tính đến thời điểm giữ tháng 7, tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản vẫn đang trên đà tăng trưởng phát triển ổn định. Tuy nhiên, hiện tại từ giữa đầu tháng 8 ảnh hưởng của dịch bệnh áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Tình hình sản xuất các nguyên liệu và chế biến thủy sản đứng chững lại một cách rõ rệt. Việc sản xuất có dấu hiệu giảm trầm trọng trong gần 1 tháng qua. Để tất cả mọi người có thể hiểu rõ hơn nữa ngay sau đây chúng tôi xin chia sẻ những thông tin cơ bản. Mọi người có thể nắm rõ được tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản hiện tại nhé.
Thị trường thủy sản nửa đầu năm 2021
Với yêu cầu sản xuất chế biến 3 tại chỗ ở 19 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có thể thực hiện theo phương thức này. Với công suất sụt giảm từ 30 -70% tùy từng doanh nghiệp. Điều này khiến xuất khẩu nửa đầu tháng 8 giảm tới 41%. Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Trong nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 264 triệu USD; giảm 41% so với nửa cuối tháng 7 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD; tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Cục Xuất khẩu cho biết xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu tháng 8. Đã bị tác động mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Buộc TP HCM và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam phải áp dụng Chỉ thị 16. Khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 dự báo giảm mạnh
Trước đó, trong tháng 7, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 854 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng 6. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết tính đến giữa tháng 7. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 7, việc áp dụng các chỉ thị giãn cách xã hội. Tình hình sản xuất nguyên liệu và chế biến thủy sản chững lại rõ rệt. Với yêu cầu sản xuất chế biến 3 tại chỗ ở 19 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng. Bởi dịch COVID-19, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có thể thực hiện theo phương thức này. Với công suất sụt giảm từ 30 -70% tùy từng doanh nghiệp.
Nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài . Các vật tư, phụ liệu, bao bì…..phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp. Giảm công suất nguồn cung đến 50%. Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn.
“Việc xuất hàng trong tháng 7 có thể vẫn sử dụng nguyên liệu và dự trữ tồn kho trước đó nên kết quả qua thống kê chưa phản ánh xu hướng sụt giảm. Nhưng so với các tháng trước, mức tăng trưởng đã thấp hơn đáng kể”, VASEP cho biết. VASEP cho rằng sản xuất sụt giảm trong hơn 1 tháng qua chắc chắn sẽ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong cả tháng 8 giảm mạnh so với những tháng trước và giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra, cá ngừ, mực, ngao chững lại
Sau khi tăng 28% trong tháng 6, xuất khẩu cá tra trong tháng 7/2021 chỉ tăng nhẹ 2% đạt 226 triệu USD. Và lũy kế 7 tháng đạt 907 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng phản ánh xu hướng sụt giảm mức tăng trưởng trong tháng 7. Trong tháng 7, XK cá tra sang Mỹ, EU, Brazil, Mexico, Colombia, Nga vẫn tăng từ 24- 208% so với cùng kỳ. Nhưng XK sang Trung Quốc giảm sâu 26%, sang Anh và Thái Lan giảm lần lượt 40% và 22%. Tính đến hết tháng 7, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất, chiếm 26%. Nhưng giá trị XK giảm 5%, Mỹ chiếm 22% XK cá tra Việt Nam với giá trị tăng 22% so với cùng kỳ.
XK cá ngừ tháng 7/2021 chỉ cao hơn 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 65 triệu USD. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. Cho nên XK cá ngừ tính đến cuối tháng 7 vẫn tăng 18% đạt 420 triệu USD. Mỹ, Italy, Israel, Canada, Nhật Bản là 5 thị trường đơn lẻ lớn nhất nhập khẩu cá ngừ Việt Nam. Tính đến cuối tháng 7, XK cá ngừ sang thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sang Mỹ tăng 18% và chiếm 44% giá trị XK cá ngừ Việt Nam; XK sang Italy tăng 90%, sang Canada tăng 50%, sang Israel tăng 39%, sang Nhật Bản tăng 1,2%.