Nông nghiệp là một trong những thế mạnh lớn giúp duy trì nên kinh tế của đất nước ta. Bên cạnh việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản thì trồng trọt, chăn nuôi cũng đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, dưới tác động mạnh của dịch Covid-19 lần này đã khiến cho nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các hộ dân trồng rau. Với tình hình hiện tại nhiều người dân khóc ròng vì giá rau đã rẻ lại càng rẻ hơn, chạm sát đáy khiến cho người dân chịu lỗ nặng. Đây là một trong những mùa vụ gây thiệt hại lớn với mức giá bán thấp chưa từng có, cùng tìm hiểu nhũng chia sẻ qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Giá rau thấp chạm đáy, không đủ chi phí công cắt
“Giá rau rẻ còn 1.000 – 2.000 đồng/kg thế này, tôi chẳng muốn cắt đi để bán, tiền bán không đủ tiền công cắt”. Đó là những lời chia sẻ của anh Ngô Hùng, trú tại Ea Kmut (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) khi nói về vườn rau nhà mình. Đã gần 20 năm trồng rau, anh cho biết chưa có năm nào gia đình anh lại rơi vào tình cảnh như vậy. Từ đầu năm đến giờ, lứa rau nào thu hoạch xong cũng chẳng biết bán cho ai. Giá bán thì rẻ như cho, không đủ công cắt.
Đợt thu hoạch này, anh trồng các loại rau như cải ngọt, cải đắng, hành lá, xà lách… với diện tích gần 2ha. Dự tính, anh thu khoảng vài chục tấn tấn rau các loại. Tuy nhiên, giá cả các loại đều rẻ chung như nhau. Chỉ dao động từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Đặc biệt với giá rẻ như này nhưng thương lái không đến mua.
“Nếu tôi liên hệ thì thương lái họ cũng đến mua đấy nhưng nhà tôi lại phải mất công cắt. Với giá này, tôi còn chẳng muốn bán. Tôi đã liên hệ các nhà từ thiện để cắt toàn bộ số rau của gia đình đem cho các khu vực bị phong tỏa và những người khó khăn”, anh Hùng chia sẻ.
Người dân chấp nhận bán lỗ nếu có thương lái đến mua
Tính từ đầu vụ đến nay, anh đã cho gần 30 tấn các loại. Bao gồm cả rau của nhà và rau đi xin của những gia đình khác. “Không ít gia đình khác trong xã tôi cũng rơi vào tình trạng tìm đầu ra cho rau mỏi mắt. Vì thế, tôi thường liên hệ để đi xin cho các đoàn từ thiện”, anh Hùng cho biết thêm.
Trước đó, vụ rau thu hoạch vào hồi tháng 2 năm nay, anh cũng đem cho hàng nghìn cây rau súp lơ. Còn cả tấn rau cải dưa cũng đem làm phân bón vì cho cũng không ai lấy. Anh cho biết chưa năm nào khó khăn như năm nay. Một năm nay, anh thua lỗ mất khoảng gần 100 triệu đồng. Bao gồm tính cả tiền mua giống, phân bón chăm cây và tiền thuê đất để trồng rau. “Xã tôi chủ yếu làm nông nghiệp nên tôi cũng chưa biết sẽ chuyển hướng làm gì khác. Thời gian tới, tôi vẫn sẽ trồng rau thôi. Tôi chỉ hy vọng dịch bênh mau qua đi để mọi thứ trở về bình thường. Người dân trồng rau như tôi không phải lao đao”, anh nói.
Không chỉ có nhà anh Hùng, nhiều hộ gia đình trồng rau trong xã cũng mỏi mắt tìm đầu ra cho vườn rau nhà mình. Dù giá chỉ 1.000 – 2.000 đồng/kg rau, họ vẫn chấp nhận bán nếu có thương lái đến mua. Còn không bán được, họ liên hệ đến anh Hùng để cho rau, các đoàn từ thiện sẽ đến cắt.
Lý do khiến giá rau thấp kỷ lục
Theo nông dân, trong những ngày đầu khi 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy giá nhiều loại rau củ quả đã tăng mạnh do sức mua tăng. Tuy nhiên, hiện nay sức mua đã giảm mạnh trở lại và nhiều thương lái cũng giảm đi thu mua các loại rau củ của nông dân. Do vậy giá nhiều loại rau màu bị giảm mạnh và có tình trạng khó tiêu thụ.
Do nhiều chợ truyền thống tạm thời phải đóng cửa nên có nhiều tiểu thương cũng phải ngừng kinh doanh. Bên cạnh đó cũng tạm ngưng mua các loại rau củ quả của nông dân. Những điều này cũng tác động đến việc giá rau củ đột nhiên giảm mạnh. Tuy nhiên lại kha bất cập khi giá bán lẻ nhiều loại rau củ quả trên thị trường tương đối cao nhưng giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất lại thấp.
Cần có giải pháp hỗ trợ để giúp bà con giảm thiểu thua lỗ, thiệt hại
Trao đổi với báo chí, ông Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Kmut cho biết địa phương chủ yếu làm nông nghiệp nên rau, củ rất nhiều. “Thời điểm này, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đường sá không lưu thông được nên khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến giá cả các mặt hàng nông sản”, ông cho hay.
Theo ông, đợt dịch này giá rau giảm mạnh, một số gia đình lựa chọn cho rau để làm từ thiện để ủng hộ cho các khu vực bị cách ly và các bếp ăn nấu cho khu cách ly. Còn giá cả rau biến động theo ngày và tùy theo loại rau mà có giá khác nhau. Để giúp nông dân tiêu thụ các loại rau củ quả, ngành chức năng tại các tỉnh đã và đang phối hợp các bộ, ngành Trung ương và đơn vị, doanh nghiệp của các địa phương có liên quan. Qua đó thực hiện các hoạt động kết nối cung – cầu và tạo thuận lợi cho người dân trong vận chuyển, tiêu thụ hàng.