Trong bất cứ một ngành nghề hay lĩnh vực nào trên thị trường đều có những luật lệ. Mỗi luật được đưa ra nhằm mục đích công bằng khi mọi người tham gia vào nó. Do đó, khi bạn phạm lỗi thì bạn chắc chắn phải chịu một hình phạt theo quy định. Trong môi trường ngân hàng cũng vậy, tại đây cũng có rất nhiều quy định. Tùy theo mỗi dịch vụ, chúng ta sẽ có những quy định khác nhau, nó bắt buộc ta phải tuân theo. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất hình phạt mới cho những trường hợp thanh toán chậm đối với giao dịch ngoại tệ. Mức phạt được chia làm 2 trường hợp. Hình phạt cho mỗi trường hợp sẽ được liệt kê dưới đây.
Giao dịch ngoại tệ là gì?
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Hoặc đồng tiền chung châu Âu và các đồng tiền chung khác. Nó được sử dụng trong tri trả quốc tế và khu vực. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Trên thực tế giao thương, thường coi trọng ngoại tệ mạnh. Đây là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế. Nó có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng.
Giao dịch ngoại tệ hay còn được gọi là giao dịch hối đoái. Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam. Hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch. Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp. Hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
NHNN giao dịch với các TCTD bằng hình thức nào?
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng bằng nhiều loại hình giao dịch. Bao gồm: giao dịch ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn. Ngoài ra, còn có các loại hình giao dịch khác do NHNN quyết định trong từng thời kỳ. Kỳ hạn giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn tối đa là 365 ngày kể từ ngày giao dịch.
Hình phạt hiện nay khi thanh toán chậm đối với giao dịch ngoại tệ
Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hằng tuần. Hay ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
Về trường hợp thanh toán chậm, hiện nay, Thông tư số 02/2012/TT-NHNN quy định: “Trong trường hợp thanh toán chậm so với giao dịch NHNN với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên thanh toán chậm sẽ chịu mức phạt như sau: Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa 150% lãi suất LIBOR 1 tuần của đồng tiền thanh toán tại ngày phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày trả chậm”. Tuy nhiên, theo thông báo của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Anh (FCA), lãi suất LIBOR tham chiếu nói trên chỉ được công bố đến hết năm 2021.
Hình phạt mới khi thanh toán chậm do NHNN đề xuất
Trong dự thảo, NHNN đề xuất thay thế nội dung liên quan đến giao dịch ngoại tệ. Cụ thể: Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa NHNN và TCTD được phép, bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như sau:
– Thứ nhất là trường hợp thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Mức phạt phải chịu tối đa bằng 150% lãi suất do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
– Thứ hai, nếu bằng đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của NHNN tại thời điểm phát sinh trả chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và TCTD sẽ thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư sửa đổi, bổ sung số 27/2013/TT-NHNN, Thông tư số 45/2014/TT-NHNN của NHNN…