Nhiều người dù có hứng thú về việc tham gia đầu tư thị trường chứng khoán nhưng lại có rất ít kinh nghiệm trong việc đầu tư. Hoặc có thể là lo sợ bởi những câu chuyện rủi ro của nó. Trên thực tế, đầu tư vào thị trường chứng khoán có rủi ro. Nhưng khi được tiếp cận một cách có kỷ luật, đó là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng giá trị ròng của một người. Chính vì vậy, sức hút đối với cách kiếm tiền này ngày càng thu hút nhiều người gia nhập. Để hiểu cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đi sâu vào định nghĩa, kiến thức chứng khoán và cách hoạt động của nó ngay trong bài dưới đây!
Những khái niệm cơ bản về chứng khoán
Khái niệm chứng khoán
Chứng khoán là tên gọi chung của các chứng chỉ có thể chuyển đổi thành tiền (cổ phiếu, trái phiếu). Một người khi sở hữu chứng khoán trong tay thì hoặc là chủ nợ của công ty (trái phiếu) hoặc là người sở hữu một phần của công ty (cổ phiếu). Toàn bộ các chứng khoán được lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng Khoán Việt Nam do nhà nước quản lý.
Theo quan điểm của chuyên gia, đầu tư chứng khoán đơn giản là bạn mua các phần nhỏ của công ty đó. Nếu công ty ấy phát triển tốt, thì bạn sẽ có lợi nhuận từ việc giá cổ phiếu tăng giá. Ví dụ, nếu bạn đầu tư cổ phiếu VNM (Vinamilk) từ giá 30.000đ/CP. Cổ phiếu đó tăng giá lên 40.000đ/CP. Vậy bạn có lợi nhuận là 10.000đ/CP. Tương tự như vậy nếu bạn mua nhiều cổ phiếu hơn. Ví dụ bạn mua 100 cổ phiếu, bạn sẽ có 1.000.000đ lợi nhuận.
Đầu tư chứng khoán là gì?
Theo cách hiểu chuyên môn, đầu tư chứng khoán là việc các tổ chức, cá nhân bỏ vốn của mình để mua các chứng khoán đang lưu hành trên thị trường. Nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Mục đích của đầu tư chứng khoán trước tiên cũng như các hình thức đầu tư khác. Đó là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tư. Hoặc thực hiện quyền kiểm soát, tham gia quản trị công ty. Đây là một trong những kiến thức chứng khoán quan trọng.
Quan điểm về thị trường chứng khoán
Đây là nơi giao dịch chứng khoán (mua bán). Thị trường chứng khoán được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán. Hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Có 2 loại thị trường chứng khoán là thị trường sơ cấp và thứ cấp.
– Thị trường sơ cấp là nơi công ty phát hành chứng khoán ra thị trường để thu hút nguồn vốn đầu tư. Người mua sẽ sở hữu chứng khoán của công ty trong khi công ty nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Đa phần người mua trên thị trường sơ cấp là các qũy đầu tư hay tổ chức lớn.
– Thị trường chứng khoán thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Người mua tại thị trường sơ cấp ở trên sẽ tiến hành mua bán chứng khoán đối với các nhà đầu tư khác trên thị trường. Về hình thức, thị trường thứ cấp là nơi diễn ra sự thay đổi quyền sở hữu giữa người mua và người bán. Đây cũng là nơi các nhà đầu tư cá nhân (là chúng ta) có thể tham gia.
Những nhóm nhân tố tham gia thị trường chứng khoán
Trước khi tham gia đầu tư, bạn cần trang bị kiến thức chứng khoán về các tổ chức và cá nhân tham gia. Nó có thể được chia thành các nhóm là nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan.
Nhóm 1: Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (sơ cấp). Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Các nhà phát hành có thể là công ty cổ phần, chính phủ hoặc chính quyền địa phương.
Nhóm 2: Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực hiện việc mua và bán chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Nhóm 3: Tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
– Công ty chứng khoán.
– Quỹ đầu tư.
– Các trung gian tài chính.
Nhóm 4: Tổ chức quản lý thị trường chứng khoán
– Cơ quan quản lý Nhà nước.
– Sở giao dịch.
– Trung tâm lưu ký.
Thị trường chứng khoán hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc 1: Công khai
Các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán luôn đảm bảo tính công khai. Đồng thời, Sở giao dịch chứng khoán sẽ công bố những thông tin về tình hình giao dịch chứng khoán một cách công khai trên các sàn. Các tổ chức niêm yết theo quy định cũng công bố một cách khách quan về thông tin tài chính định kỳ hằng năm của công ty. Các rủi ro bất thường xảy ra đối với các công ty chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu của giám đốc và các cổ đông.
Nguyên tắc 2: Mua bán trái phiếu qua trung gian
Mọi hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường chứng khoán đều được thực hiện qua các bên trung gian. Hay còn gọi là bên môi giới. Bên môi giới sẽ thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng. Họ hưởng hoa hồng theo quy định hợp đồng. Hoặc thỏa thuận theo hình thức mua bán giữa hai bên.
Nguyên tắc 3: Thông qua đấu giá
Giá chứng khoán được xác định thông qua quá trình đấu giá giữa lệnh mua và lệnh bán. Tất cả các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán đều không có quyền tham gia vào quá trình xác định giá cổ phiếu này. Có hai hình thức đấu giá chứng khoán trên thị trường là đấu giá trực tiếp và đấu giá gián tiếp. Đấu giá trực tiếp là khi các nhà môi giới thực hiện hoạt động giao dịch ngay trên sàn chứng khoán và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động diễn ra khi hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư được nhập. Thông qua hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ sẽ tự động xác định mức giá phù hợp.