Bất chấp ảnh hưởng của đợt bùng phát COVID-19, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhiều nước, lượng kiều hối về TP.HCM trong 7 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng đột biến. Theo Ngân hàng Thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, lượng kiều hối mà các nước thu nhập thấp và trung bình nhận được lớn hơn tổng vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ chính thức. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nguồn kiều hối đối với sự phát triển. Nếu xét riêng trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam hiện đứng thứ ba, sau Trung Quốc và Philippines.Xét về quy mô kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam lên tới 5% GDP vào năm 2020 và nằm trong top 10 trên thế giới.
Lượng kiều hối đổ về TPHCM tăng mạnh
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối đổ về Thành phố đạt 3,7 tỷ USD. Tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng kiều hối đổ về TP.HCM vẫn tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm nay. Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhiều nước.
Theo ông Minh, nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế thành phố. Mà còn là nguồn cung giúp ổn định nguồn ngoại tệ trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Dự báo trong năm 2021, lượng kiều hối về TP.HCM sẽ đạt khoảng 6,5 tỷ USD. Tăng khoảng 6,5% so với năm 2020 (6,1 tỷ USD). Như vậy, đến thời điểm này, lượng kiều hối đổ về thành phố đã đạt hơn 50% con số dự báo trên.
Trong năm 2021, WB ước tính lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn còn phụ thuộc vào tác động của COVID-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh của các nước.
Việt Nam nằm top quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Giữa tháng 5/2021, WB công bố báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu. Theo đó, tổ chức này đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020. Từ mức 15,7 tỷ USD trong báo cáo hồi tháng 10/2020 lên đến 17,2 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Xét theo quy mô tương đối với nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 tương đương 5% GDP. Cũng nằm trong top 10 thế giới. Năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam là 17 tỷ USD. Tương đương với 6,5% GDP. Hầu hết các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là những nước có quy mô dân số rất nhỏ. Khoảng 1 triệu người trở xuống (ngoại trừ Philippines).
Theo báo cáo của WB, trong cả hai năm 2019 và 2020, tuyến chuyển tiền từ Thái Lan về Việt Nam là một trong 5 tuyến kiều hối đắt đỏ nhất thế giới. Phí chuyển một khoản kiều hối tương đương 200 USD từ Thái Lan tới Việt Nam có thể lên đến 13% số tiền được chuyển. Bên cạnh đó, phí chuyển kiều hối tới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương giảm nhẹ. Từ 7,05% trong quý 3/2020 xuống còn 6,86% trong quý 4. Phí rẻ nhất là tuyến chuyển đến Philippines. Trung bình chỉ mất khoảng 3% số tiền chuyển đi trong quý cuối năm 2020.
Các chiến lược thu hút kiều hối của ngân hàng
Trước diễn biến tích cực của lượng kiều hối đổ về Việt Nam, một số ngân hàng có thế mạnh về kiều hối như: Sacombank, Vietcombank, Eximbank… đã đầu tư công nghệ, cải tiến giao dịch, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng. Đồng thời, triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút kiều hối đổ về ngân hàng.
Chẳng hạn, tại Sacombank đầu tháng 7/2021, Sacombank đã phối hợp với Tổ chức thẻ Visa triển khai chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng nhận tiền Visa Direct bằng thẻ Sacombank Visa Debit. Được chuyển từ nước ngoài qua dịch vụ MoneyGram hoặc Remitly. Theo đó, 50.000 chủ thẻ đầu tiên nhận tiền trong thời gian từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/9/2021 sẽ được tặng 5 USD. Số tiền tặng sẽ được Visa chuyển vào thẻ của khách hàng trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận tiền. Trước đó, đầu tháng 6/2021, Agribank cũng triển khai chương trình khuyến mại thường niên. Có tên gọi “Kiều hối Agribank – Tích điểm nhận quà”…
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, kiều hối năm 2021 sẽ bị tác động nhiều hơn so với năm 2020. Năm vừa qua, kinh tế thế giới chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Nhưng năm 2021, dư chấn và độ trễ từ tác động của dịch Covid-19 mới thật sự “ngấm” vào nền kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai tiêm vắc-xin cho người dân. Nhưng vẫn còn một quãng thời gian dài để đạt mức miễn dịch cộng đồng.