Kiến thức cơ bản cần nắm rõ về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh hứa hẹn sẽ là hạng mục sinh lời lâu dài và ổn định

Chứng khoán phái sinh thuộc một trong những hạng mục đầu tư được ưa thích nhất hiện tại. Hạng mục này khá được ưa chuộng bởi nó có rất nhiều ưu điểm cho nhà đầu tư. Điểm đặc biệt nhất chính là độ an toàn của loại chứng khoán này. Kèm theo đó, mức lợi nhuận vẫn được duy trì ở mức khá cao. Tuy nhiên, để chơi được loại chứng khoán này thì lại không hề đơn giản. Các nhà đầu tư phải nắm rõ được một số kiến thức cơ bản về CKPS. Điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ về bản chất của phái sinh. Bởi lẽ loại chứng khoán này khác khá nhiều so với các loại chứng khoán thông dụng khác đấy. Hãy để chúng mình bật mí cho các bạn về phái sinh nhé!

Thế nào là chứng khoán phái sinh?

Chứng khoán phái sinh là hạng mục đầu tư khá an toàn
Chứng khoán phái sinh là hạng mục đầu tư khá an toàn

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa. Ví dụ như nông sản, kim loại, v,v.. Hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Các loại chứng khoán phái sinh trên thị trường Việt Nam?

Hợp đồng tương lai là dạng chứng khoán phái sinh phổ biến nhất
Hợp đồng tương lai là dạng chứng khoán phái sinh phổ biến nhất

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

  • Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.
  • Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  • Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền. Thế nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
  • Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
  • Trong đó, hợp đồng tương lai (HĐTL) là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là HĐTL trên chỉ số cổ phiếu VN30.

Quy định về hợp đồng tương lai

Mỗi hợp đồng tương lai (HĐTL) có một mã giao dịch riêng tương tự như cổ phiếu. Đồng thời được quy ước theo quy tắc nhất định bao gồm các thông tin:

  • [Tên tài sản cơ sở][F][Thời gian đáo hạn].
  • Ví dụ: HĐTL có mã VN30F2109. Trong đó: “VN30” là chỉ số VN30, F là hợp đồng tương lai, “21” là năm đáo hạn của hợp đồng (2021) và “09” là tháng đáo hạn của hợp đồng.

HĐTL chỉ số VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn : Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất.

  • Khi giá hợp đồng tương lai tăng từ 1.000 điểm lên 1.010 điểm, nhà đầu tư đang lãi. Tức (1.010 – 1.000) x 100.000 đồng/điểm chỉ số = 1 triệu đồng.
  • Giá trị ký quỹ của nhà đầu tư tăng lên: 15 triệu + 1 triệu = 16 triệu đồng.
  • Phần trăm lãi của nhà đầu tư khi đó là: 1/15 = 7%.
  • Còn nếu tham gia trên thị trường cơ sở, phần trăm lãi của nhà đầu tư chỉ là: (1.010 –1.000)/1.000 x 100% = 1%.

Như vậy, nhờ chỉ phải bỏ số tiền ký quỹ ban đầu (15%) mà chỉ với một biến động nhỏ về giá của hợp đồng tương lai có thể tạo ra mức lãi/lỗ lớn hơn nhiều lần so với việc đầu tư vào tài sản cơ sở.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *