Năm 2021 được xem là khoảng thời gian khó khăn đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước. Trong đó không thể không kể đến lĩnh vực bất động sản nhà phố, biệt thự. Vì tình hình dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng và lan rộng hầu hết cả nước nên tình trạng giao dịch nhà đất cũng trở nên đình trệ. Các nguồn sơ cấp biệt thự, nhà phố tại thành phố Hồ Chí Minh đã gặp nhiều khó khăn khi đây là khu trung tâm kinh tế nhưng lại gặp phải tình trạng dịch bệnh nặng nề. May mắn thay vào quý 2 năm 2021, tình trạng giao dịch này đã được cải thiện đáng kể và tăng cao so với quý trước. Đây được xem là bước tiếp tích cực trong thời buổi dịch bệnh này của ngành bất động sản.
Tình hình đầu tư nhà phố biệt thự tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2015-2020, giá bán căn hộ ở thị trường sơ cấp tại TP.HCM có mức tăng từ 9-13% hàng năm, trong khi sản phẩm nhà liền thổ ghi nhận mức tăng cao hơn, trung bình khoảng 17% một năm.
Điều đó cho thấy nhà liền thổ xây sẵn, bao gồm biệt thự, nhà phố liền kề và nhà phố thương mại có khả năng sinh lời đáng để cân nhắc. Tại TP.HCM, phân khúc nhà phố có giá từ 8-10 tỉ đồng đang hấp dẫn người mua, một phần là do ngân sách phù hợp và tính thanh khoản cao. Quy hoạch nhà ở TP.HCM đến năm 2030 đang ưu tiên phát triển nhà ở cao tầng, nguồn cung nhà thấp tầng dự kiến sẽ tiếp tục khan hiếm.
Giao dịch biệt thự, nhà phố nhộn nhịp trở lại
Theo báo cáo Thị trường bất động sản quý 2/2021 của Savills Việt Nam, phân khúc biệt thự, nhà phố tại TP.HCM trong quý này với nguồn cung được cải thiện khi tăng 21% so với quý trước và đạt 570 căn. Nhưng chủ yếu là nhà liền kề, chiếm 49%. Nguồn cung mới tiếp tục tập trung tại các quận ngoại thành. Trong đó, mở bán nhiều nhất đến từ 01 dự án mới tại quận 12. Với 300 căn, và 04 dự án mở bán thêm tại Thủ Đức, Gò Vấp và Tân Phú. Tính luỹ kế trong 6 tháng đầu năm 2021, nguồn cung sơ cấp biệt thự, nhà phố vẫn giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 770 căn và thấp nhất trong 5 năm qua.
Nguồn cung sơ cấp tăng cũng giúp giao dịch nhộn nhịp hơn. Khi tỷ lệ giao dịch tăng 49% so với quý trước đó. Đạt khoảng 300 căn. Tỷ lệ hấp thụ cũng tăng 10 điểm % theo quý và đạt 53%. Chủ yếu ở nguồn cung mới với tỷ lệ 75%. Gò Vấp và thành phố Thủ Đức chiếm gần 90% lượng giao dịch trong quý.
Đối với các dự án đã mở bán từ các quý trước. Hơn 60% số dự án đã đạt tỷ lệ bán hơn 80% khiến người mua không còn nhiều lựa chọn. Hàng tồn kho chủ yếu là các căn có giá trị trên 2 triệu USD hoặc trong các dự án quy mô nhỏ.
Nguồn cung dự tính sẽ được ngoại thành đảm nhận
Trong quý 2/2021, giá thứ cấp trung bình từ giỏ hàng cố định đã tăng 13% theo năm. Quận 7 có mức tăng cao nhất với 20% theo năm. Tiếp theo là các quận 9, Nhà Bè, quận 2, và Gò Vấp. Tăng từ 13% đến 19% theo năm. Savills Việt Nam dự báo nguồn cung tương lai đến năm 2023 của thị trường nhà liền thổ dự kiến đạt 9.700 căn/nền. Thành phố Thủ Đức chiếm phần lớn với 32% thị phần. Tiếp theo là Bình Chánh chiếm 24%.
Giai đoạn 2021-2030, TP.HCM dự kiến thành lập 05 quận từ các huyện ngoại thành: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ. Các quận, huyện với quỹ đất trống lớn sẽ trở thành tâm điểm phát triển bất động sản nhà ở trong thời gian tới. Quy hoạch nhà ở TP.HCM đến 2030 đang ưu tiên phát triển nhà ở cao tầng. Nguồn cung nhà thấp tầng dự kiến sẽ tiếp tục khan hiếm. Ngoài ra, TP.HCM đang ưu tiên phát triển các tuyến đường vành đai. Cải thiện kết nối vùng và sân bay Long Thành tương lai.
Những dự án hạ tầng đến năm 2025
Các dự án hạ tầng đang được đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu hoàn thành từ nay đến 2025. Bao gồm: Hoàn thành đường Vành đai. Có vai trò kết nối khu vực phía Đông và phía Tây thành phố. Đồng thời kết nối các tuyến cao tốc khác như HCM – Long Thành – Dầu Giây, HCM – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành – Dầu Giây, HCM – Mộc Bài, HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Các dự án cầu đường thúc đẩy kết nối vùng như cầu Cát Lái, cầu vượt đường 25C, các tuyến đường kết nối TP.HCM với Đồng Bằng Sông Cửu Long qua Long An, Tiền Giang. Nâng cấp đường Nguyễn Văn Bứa và đầu tư cao tốc HCM-Mộc Bài, Tây Ninh.