Dự kiến lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm trong nửa cuối năm

Nguồn lợi của các ngân hàng sẽ ra sao trong 6 tháng cuối năm?

Ngân hàng được biết là một tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay. Ngân hàng là nơi kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách có thặng dư vốn. Trong ngân hàng có hai nghiệp vụ chủ yếu: nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay. Lợi nhuận của các ngân hàng là mức chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi. Khoản tiền đã được trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và các thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Khoản lợi nhuận đó không có tính ổn định, nó lên xuống thất thường. Và mới đây, khoản lợi nhuận của các ngân hàng đều được dự kiến sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm.

Lợi nhuận ngân hàng đến từ những nguồn nào?

Đối với lĩnh vực ngân hàng, lợi nhuận đến từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn cơ bản của lợi nhuận ngân hàng:

– Lợi nhuận từ việc thực hiện trao đổi ngoại tệ. Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện trong lịch sử ngân hàng. Theo đó, một ngân hàng sẽ đứng ra mua, bán một loại tiền để lấy một lại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.

Lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng đến từ đâu?
Lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng đến từ đâu?

– Tiền lời từ việc nhận tiền gửi. Trong hoạt động của ngân hàng, cho vay là hoạt động sinh lời cao. Vì vậy, các các ngân hàng thường tìm kiếm nhiều cách khác nhau để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn huy động vốn quan trọng là khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Theo đó, khách hàng sẽ gửi khoản tiền tại ngân hàng theo kỳ hạn tháng/năm để hưởng lãi suất.

– Lợi nhuận cho vay vốn: Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận khá lớn cho các ngân hàng. Cho vay chính là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất.

– Nguồn lời từ cho thuê tài chính, quản lí tiền mặt, cung cấp dịch vụ ủy thác,…

Tình hình lợi nhuận của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm

Số liệu thống kê lợi nhuận ngân hàng

Số liệu thống kê về kết quả kinh doanh của 17 ngân hàng niêm yết (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, MB, ACB, HDBank, VIB, MSB, SHB, TPBank, Sacombank, OCB, Lienvietpostbank, SeABank, Eximbank) cho thấy, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận của nhóm các ngân hàng này tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, đạt 94.000 tỷ đồng. Hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) tư nhân duy trì đà tăng trưởng mạnh vào quý II/2021. Các NHTM quốc doanh và ngân hàng hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước (như MB) đã gây bất ngờ cho thị trường khi một số ngân hàng ghi nhận lợi nhuận quý II/2021 giảm đáng kể (như VietinBank, Vietcombank và MB).

Nhờ vào thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng vượt trội trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng trong nước đã chủ động tăng trích lập dự phòng để xoá nợ xấu và tăng cường dự phòng rủi ro cho vay trước diễn biến phức tạp của COVID-19. Ước tính tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro bình quân của 17 ngân hàng niêm yết sẽ tăng lên mức 1,75% trong nửa đầu năm 2021. Nó tăng so với mức 1,58% vào quý I/2021; 1,5% nửa cuối năm 2020 và cả năm 2020.

Tổng kết tình hình 6 tháng đầu năm

Kết thúc 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết vẫn được duy trì ở mức ổn định. Mặt khác, các ngân hàng trong nước đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng để củng cố dự phòng rủi ro cho vay. Bởi nhờ thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng mạnh. Thống kê cho thấy, tỉ lệ bao phủ nợ xấu trung bình đã được nâng từ mức 60-70% vào 3 năm trước. Và lên đến 125% vào cuối năm 2020. Nó sẽ tiếp tục tăng lên mức trung bình 150% vào cuối nửa đầu năm 2021.

Lợi nhuận của các ngân hàng tăng vào nữa tháng đầu năm
Lợi nhuận của các ngân hàng tăng vào nữa tháng đầu năm

Lợi nhuận được ghi nhận mức tăng khả quan trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của MBKE: “Tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm 2021. Điều này hoàn toàn hợp lý, dựa trên mức tăng trưởng vượt trội 6 tháng đầu năm 2021 và mức so sánh ổn định nửa sau 2020″.

Dự kiến tình hình lợi nhuận ngân hàng 6 tháng cuối năm

Giải thích cho hiện tượng giảm lợi nhuận

Lý giải việc một số NHTM quốc doanh có kết quả kinh doanh không ấn tượng, trong báo cáo vừa công bố, các chuyên của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng, điều này không đáng lo ngại. Bởi lẽ, các ngân hàng này đang thể hiện sự tuân thủ theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh giảm lợi nhuận. Từ đó cho phép họ nhận được hạn mức tín dụng tốt hơn. “Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trong quý III/2021, chúng tôi tin rằng các ngân hàng này sẽ có thể giải phóng nguồn vốn và chắc chắn rằng sẽ cho thấy lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trong quý IV/2021 và năm 2022”, các chuyên gia của MBKE dự báo.

Theo MBKE, động lực cho kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2021 đến từ thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Thu nhập lãi thuần (NII) của các ngân hàng niêm yết này tăng. Thu nhập tăng trung bình tầm 33% so với cùng kỳ năm 2020. Thu nhập từ phí cũng tăng trưởng rất mạnh, tăng trung bình 60% so với cùng kỳ. Thu nhập nhờ vào phí bán chéo bảo hiểm (banca), phí thanh toán và phí từ thẻ. Chi phí vốn cũng ghi nhận giảm trong 6 tháng đầu năm 2021. Nó bị giảm do những nỗ lực của ngân hàng để nâng cơ cấu tiền gửi không kì hạn (CASA) và tiếp cận nguồn vốn bán buôn với chi phí rẻ hơn.

Những dự kiến đến từ các chuyên gia của MBKE

Các ngân hàng quy mô lớn với nền tảng khách hàng vững đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh. Họ đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng được phân bổ cho cả năm 2021. Tháng 7/2021 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã cấp thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng này.

Tuy nhiên, để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, các chuyên gia của MBKE cho rằng cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng kể từ quý IV/2021. Theo đó, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng. Việc phân bổ này giống năm 2020 khi Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tín dụng 2 lần. MBKE dự báo, tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ tăng lên mức 12,5% năm 2021 và 14% năm 2022. Hầu hết các ngân hàng niêm yết đều kiểm soát tốt chi phí hoạt động. Các ngân hàng có tiến độ chuyển đổi số nhanh hơn cho thấy chi phí hoạt động tăng mạnh hơn. Bởi tốc độ đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực tăng.

Lợi nhuận ngân hàng được dự kiến sẽ giảm trong tương lai
Lợi nhuận ngân hàng được dự kiến sẽ giảm trong tương lai

Các chuyên gia của MBKE cũng không bi quan về tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng. NIM năm 2021 có thể sẽ được duy trì ở mức không thấp hơn 2020. Ngoài ra, các chuyên gia cũng dự báo sẽ không có cú sốc về trích lập dự phòng rủi ro. Bởi tỷ lệ nợ xấu hiện tại đang ở mức thấp, bộ đệm dự phòng rủi ro hiện đã cao hơn nhiều. Nó được hỗ trợ thêm bởi chính sách về giãn nợ và trích lập dự phòng.

Các trường hợp được dự đoán về lợi nhuận ngân hàng trong năm 2021

Từ các phân tích trên, MBKE đưa ra 3 kịch bản lợi nhuận ngân hàng năm 2021. Các kịch bản bao gồm: kịch bản lạc quan, kịch bản cơ sơ, kịch bản bi quan. Cụ thể, trong kịch bản lạc quan, MBKE ước tính tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng có thể đạt 37% so với cùng kỳ năm trước. Trong kịch bản cơ sở, lợi nhuận có thể tăng 33% (đã điều chỉnh). Trong kịch bản bi quan, lợi nhuận có thể tăng 25%. Theo đó, ROE trung bình sẽ được duy trì trong từng kịch bản lần lượt là 18,5%, 18,3% và 17,2%. Đại dịch COVID-19 kéo dài là nhân tố chính dẫn đến kịch bản bi quan.

Cũng theo các chuyên gia của MBKE, trong kịch bản cơ sở, MBKE nhận định làn sóng COVID-19 lần thứ 4 sẽ được kiểm soát trong tháng 8/2021. Tỉ lệ tiêm chủng đạt 30% dân số (2 liều) vào cuối năm 2021 và 75% trong nửa đầu năm 2022. Do đó, tăng trưởng GDP có thể duy trì ở mức 5,5% năm 2021 và đạt 6,5 – 6,8% năm 2022. Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 12,5-13% trong năm 2021 và khoảng 14% trong năm 2022.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *