Thời gian gần đây, việc các “công ty ma”, không có thật, hoạt động trên hình thức lừa dối, che mắt khách hàng để trục lợi đã xuất hiện rất nhiều. Đặc biệt là trên mạnh xã hội, nhan nhản những công ty có website, facebook đầy đủ và “uy tín” đăng các bài tuyển việc để tiếp cận khách hàng. Thực tế, họ không hề có các hoạt động kinh doanh nào những vẫn lập hàng nghìn hóa đơn giả. Rất nhiều hóa đơn có giá trị lớn kên đến cả chục tỷ đồng. Mới đây, Công an TP Thanh Hóa đã điều tra làm rõ và thành công triệt phá một đường dây lừa đảo mua bán hóa đơn trái phép. Cùng theo dõi bài viết và tìm hiểu về các đường dây lừa đảo cũng như quá trình điều tra phá án nhé!
Công an TP Thanh Hóa triệt phá đường dây “công ty ma”
Mới đây, Công an TP Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá một đường dây mua bán hóa đơn trái phép với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đường dây mua bán hóa đơn trái phép với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng do đối tượng Hoàng Thị Hanh (54 tuổi) trú tại Thanh Hóa cầm đầu đã bị lực lượng Công an thành phố Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt giữ. Họ hiện đang tiếp tục điều tra đến các cá nhân có dấu hiệu tiếp tay. Cả các doanh nghiệp đã thực hiện mua bán hóa đơn trái phép trên.
Hơn 15.000 hóa đơn giá trị gia tăng với trị giá hơn 2.000 tỷ đồng đã được mua bán trót lọt. Trong đó có những hóa đơn ghi trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều nhất là các hóa đơn thuộc lĩnh vực xây dựng, ăn uống. Ngoài ra, hàng trăm con dấu, máy tính, điện thoại thiết bị phục vụ quá trình giao dịch cũng đã bị thu giữ.
Theo tài liệu điều tra, các đối tượng thuê những người không có công ăn việc làm ổn định. Họ không có lý lịch và nơi cư trú không rõ ràng để thành lập và mua lại 14 công ty. Các công ty này thường không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Trụ sở cũng không có thật. Địa chỉ của người đứng đầu công ty cũng rất khó tìm.
Các công ty không có hoạt động kinh doanh thực tế
Công an kiểm tra hoạt động của các công ty do Hạnh và đồng bọn lập ra. Họ đã xác định các công ty này từ khi thành lập (tháng 8/2020) không có hoạt động kinh doanh thực tế, không có nhà kho, bến bãi, phương tiện sản xuất. Công ty này cũng không có nhân công lao động phục vụ cho việc kinh doanh.
Bản thân các đối tượng vừa là giám đốc, vừa là kế toán. Thông qua các mối quan hệ xã hội để tìm khách hàng và bán hóa đơn cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh có nhu cầu mua hóa đơn để kê khai báo cáo thuế, xuất hóa đơn GTGT không có hàng hóa. Dịch vụ kèm theo với giá giao động từ 2-8% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trong hóa đơn.
“Hầu hết các đối tượng đều lợi dụng sự thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp. Hàng loạt doanh nghiệp bị bắt đều là các doanh nghiệp ma. Các doanh nghiệp này thành lập ra chỉ để mua bán hóa đơn”, Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết.
Các đối tượng tìm kiếm khách hàng qua mạng xã hội
Các đối tượng đã thành lập website, sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội như Zalo, Facebook. Họ tìm để tìm kiếm khách hàng trên mạng xã hội; sử dụng sim giả, các email cá nhân giả để thực hiện giao dịch.
Đối tượng cầm đầu ẩn mình, không xuất hiện mà tạo ra các mắt xích. Họ thiết lập các mạng lưới, tuyển dụng nhiều nhân viên. Rao bán hóa đơn trên không gian mạng… Nếu bị phát hiện, nhân viên trực tiếp mua bán hóa đơn cũng không biết chủ phía sau mình. Hơn 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh thành như Thanh Hóa, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Họ đều đã mua hóa đơn trái phép của các đối tượng trên.
“Thiệt hại nghiêm trọng đối với ngân sách nhà nước. Chi phí doanh nghiệp lên thì nó sẽ làm thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Điều này khiến cho lợi nhuận bị giảm xuống. Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa Hoàng Văn Thắng nhận định. Hiện 27 đối tượng chủ chốt trong đường dây đã bị bắt. Cơ quan Công an Thanh Hóa đang phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) mở rộng điều tra đến những đối tượng có hành vi tiếp tay và các doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch mua bán hóa đơn bất hợp pháp trong vụ án.