Cá hồi Sa Pa rớt giá cực thê thảm khó tiêu thụ

Cá hồi Sa Pa rớt giá cực thê thảm khó tiêu thụ

Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội cùng với các tiểu thương tại chợ đã đồng loạt báo giá cá hồi Sa Pa với giá cực trẻ bán như cho chỉ với 130.000 – 160.000 đồng/kg. Như mọi người cũng biết, từ trước đến nay, giá cá hồi nếu có giảm hơn trước thì chưa bao giờ xuống đến mức đó. Bởi cá hồi được xem là loại hải sản chỉ có giới nhà giàu mới có thể mua. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay. Cho nên việc giá cá rớt là điều đương nhiên, bên cạnh đó việc đẩy mạnh tiêu thụ cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Sự thật về cá hồi Sa Pa rớt giá thảm

Nhiều hộ nuôi cho biết trước dịch, giá cá hồi bán tại ao nuôi trên 200.000 đồng một kg. Thì nay giảm chỉ 160.000 đồng. Đầu tư diện tích lớn để nuôi cá hồi tại Sa Pa, chị Nhàn cho biết. Từ khi Hà Nội và một vài tỉnh phía Bắc giãn cách xã hội cá hồi khó tiêu thụ hơn. “Trước đây các nhà hàng đặt mua nhiều, giá tại ao nuôi luôn trên 200.000 đồng một kg. Nhưng dịch bệnh nên nhiều nơi bị phong tỏa, xe cộ không đi được. Lượng đặt mua hạn chế nên giá mua tại trang trại chỉ 160.000 đồng một kg” chị kể.

Sự thật về cá hồi Sa Pa rớt giá thảm
Cá hồi chỉ neo ở mức 160.000 đồng/kg khiến nhiều hộ dân thua lỗ

Tuy nhiên, dịch bệnh phức tạp nên hầu như không có khách ghé trang trại mua. Chị chỉ bán cho một vài đầu mối ở trong tỉnh và chế biến cá hồi thành ruốc. Hoặc cá hồi hun khói để bảo quản được lâu. Riêng với lượng cá hồi còn nhỏ chị cố nuôi cho lớn thêm. Đợi qua dịch, tình hình tiêu thụ ổn trở lại mới xuất bán. Anh Đại, một thương lái ở Hà Nội thừa nhận đang thu mua cá hồi giá rẻ. Mỗi thùng bán sỉ 30 kg cá hồi Sa Pa được bán 160.000 đồng một kg. Cá đang khá rẻ nhưng anh cũng chỉ nhận những đơn hàng tại các tỉnh phía Bắc, với các đơn miền Nam sẽ không nhận vì vận chuyển gặp khó khăn.

“Tại các tỉnh phía Bắc, chi phí vận chuyển cũng tăng rất cao nên nếu khách nào mua đều phải chấp nhận chịu phí vận chuyển, chuyển khoản trước tôi mới giao hàng”, anh Đại nói. So với năm ngoái, sản lượng bán ra năm nay được các thương lái cho biêt chậm hẳn. Nếu năm ngoái mỗi ngày bán vài tấn thì năm nay số lượng chỉ khoảng vài tạ.

Chia sẻ từ những hộ nuôi cá cho hay

Một người nuôi cá khác tên Sỹ ở Sa Pa đang bán mức 130.000-150.000 đồng một kg, chia sẻ thêm, nếu trước đây, nhà hàng, các tỉnh phía Bắc tiêu thụ tốt thì hiện nay mỗi ngày chỉ bán được 1-3 tấn cho các mối khách quen, giảm gấp nhiều lần so với lúc không có dịch. “Từ khi có dịch, chúng tôi cũng đã giảm nuôi vì lo sợ ảnh hưởng. Nếu dịch vẫn cứ kéo dài sẽ duy trì nuôi với số lượng ít để giảm thiệt hại”, anh Sỹ nói.

Chia sẻ từ những hộ nuôi cá cho hay
Nhiều hộ dân thay vì bán buôn như mọi năm thì nay phải bán lẻ

“Chi phí chăm sóc tăng cao, trong khi cá hồi nếu đến thời điểm có trứng phải xuất bán không chúng đẻ trứng xong sẽ chết. Giá tầm dù bán giá không quá cao nhưng chi phí chăm sóc rẻ hơn và vận chuyển đi xa dễ dàng hơn cá hồi”, anh Thành nói. Trước đây, cá hồi Sa Pa không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Nhiều thương lái, nhà hàng đặt mua với số lượng lớn. Giá bán tại vựa thời điểm đó luôn quanh mức 250.000-300.000 đồng một kg. Tuy nhiên, từ khi Covid-19 lan rộng, nhà hàng, quán ăn đóng cửa. Các đơn hàng của đối tượng này huỷ theo.

Khảo sát tại một số chợ online cho thấy, cá hồi Sa Pa được bán tại Hà Nội với giá từ 160.000-200.000 đồng một kg. Cá hồi size 1,4-2kg được rao bán với giá 200.000 đồng một kg; cá hồi size 1,2-1,5kg giá 160.000 đồng một kg. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Sa Pa (Lào Cai), cả huyện có 14 trang trại lớn, vài chục vựa nuôi nhỏ. Tuy nhiên, gần đây, dịch bệnh kéo dài nên nhiều hộ cũng đã giảm nuôi, một số khác chuyển sang nuôi loại khác. Trong khi cá hồi Sa Pa giá xuống thấp. Các loại cá hồi nhập khẩu lại liên tục tăng giá do chi phí vận chuyển tăng cao.

Triển khai phương án đẩy mạnh tiêu thụ

Triển khai phương án đẩy mạnh tiêu thụ
Cá hồi cắt khúc, bỏ đầu đuôi được rao bán

Cá hồi tươi không tiêu thụ được, cái khó ló cái khôn. Để ứng phó với biến động thị trường, có những hợp tác xã đã mạnh dạn lựa chọn hướng phát triển nuôi. Dựa theo mô hình khép kín và tập trung vào khâu chế biến thành nhiều loại sản phẩm. Như cá hun khói, ruốc, pate cá hồi, dầu cá hồi, trứng cá hồi hoặc cá hồi cắt khúc. Điều này vừa giúp cắt giảm chi phí thức ăn chăn nuôi cá quá lứa. Vừa khiến sản phẩm cá hồi bảo quản được lâu, đến được với người tiêu dùng nhiều hơn.

Hợp tác xã (HTX) Thức Mai đã có kinh nghiệm gần 10 năm phát triển nghề nuôi cá hồi; cá tầm tại thôn Can Hồ Mông. Sau nhiều năm, HTX đã quyết định lựa chọn hướng đi khác biệt. Đầu tư thêm cả tỷ đồng mua thiết bị máy móc để tập trung chế biến sâu sản phẩm. Hiệu quả mang lại từ hướng phát triển này đã vượt sức kỳ vọng của HTX. Đặc biệt khi cuối năm 2020, các sản phẩm cá hồi Sa Pa đã được công nhận là sản phẩm phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp quốc gia. Doanh số bán hàng của HTX có tháng đã lên tới gần 2 tỷ đồng; cao gấp nhiều lần trước đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *