Thông tin được cập nhật mới đây nhất, Việt Nam đã triển khai về việc sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đối với các sản phẩm có liên quan đến thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hay tấm với độ dày khoảng 3.5mm của Malaysia. Đây được xem lần đần Việt Nam thực hiện biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu này vào thị trường nội địa. Việc ban hành quyết định này sẽ áp dụng trực tiếp tới nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm thép. Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo xem Bộ Công Thương triển khai biện pháp chống bán phá giá thép từ Malaysia như thế nào?
Duy trì biện pháp chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1975/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia. Theo đó, Bộ Công Thương duy trì biện pháp chống bán phá giá đã áp dụng trước đó theo Quyết định số 1162/QĐ-BCT ngày 2 tháng 4 năm 2021. Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 24 tháng 8 năm 2020. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới; Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan.
Trên cơ sở thông tin thu thập được từ các bên liên quan. Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá của các sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Malaysia. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như đánh giá tác động kinh tế – xã hội. Gồm cả tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.
Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá thép
Theo Bộ Công Thương, sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ năm 2017. Trước năm 2017, Malaysia không sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép hình chữ H sang Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá thép hình chữ H với Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Malaysia sang Việt Nam đã tăng đột biến; lên hơn 213 tỷ đồng trong năm 2019 và 848 tỷ đồng trong năm 2020. Do đó, có dấu hiệu về việc thép hình chữ H được sản xuất tại Malaysia sau đó xuất khẩu sang Việt Nam. Nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép hình chữ H của Trung Quốc.
Sau khi cân nhắc tác động kinh tế – xã hội và tình hình cung – cầu hiện nay. Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức. Đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Malaysia ở mức 10,64%. Mức thuế này thấp hơn so với mức thuế đang áp dụng với thép hình H nhập khẩu từ Trung Quốc (bình quân khoảng 22%). Và cũng thấp hơn nhiều so với mức thuế đề xuất của ngành sản xuất trong nước (16,30%). Quyết định áp thuế chống bán phá giá này có thể được rà soát, điều chỉnh định kỳ theo đúng quy định pháp luật.
Biện pháp tự vệ chính đáng cho doanh nghiệp Việt
Mặc dù vẫn còn những ý kiến trái chiều cho rằng. Trong khi đang hội nhập, thuế xuất 0% mà lại ban hành quyết định. Về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhưng ông Phạm Chí Cường cho rằng. Đây là điều cần thiết, dù doanh nghiệp đã tham gia vào cùng một “sân chơi”. Nhưng sân chơi đó phải bình đẳng, nếu có một sự bất thường về việc nhập hàng hóa thì nước đó phải lên tiếng.
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đối tác nhập khẩu ở Ấn Độ, Nga nếu không thích nhập các nguyên liệu từ các doanh nghiệp trong nước. Không có luật nào áp đặt các doanh nghiệp nhập khẩu phải quay về với sản phẩm trong nước. Đây là biện pháp tự vệ thông thường, phản ứng có lợi cho thị trường, cho ngành; cho nền kinh tế và phù hợp chuẩn mực quốc tế. Khi họ hạ giá bán thấp kỉ lục nhằm xóa doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có quyền yêu cầu, kiến nghị. Bởi mức giá đó thì không thể đảm bảo hòa vốn. Kể cả trong trường hợp doanh nghiệp đó có lợi thế kinh tế do sản xuất quy mô lớn.