Hãng công nghệ Huawei ngày càng có tiếng nói và độ phủ rộng trên toàn cầu. Mặc dù gặp phải khó khăn lớn do bị Mỹ cấm vận và loại trừ nhưng tập đoàn này vẫn nỗ lực đặt cược vào các quốc gia đang phát triển. Đến nay, nhà sản xuất thiết bị viễn thông này vẫn thống lĩnh thị trường không nhỏ tại hầu hết các khu vực mới nổi trên thế giới. Những sản phẩm của họ được phổ biến rộng rãi và có mặt quan trọng ở nhiều dự án thành phố tại các quốc gia. Cùng nhìn lại những cố gắng không ngừng của hãng công nghệ này trong suốt nhiều năm qua để có được vị trí hôm nay.
Huawei mở rộng kinh doanh tại các nước phát triển
Huawei đặt cược vào các thị trường đang phát triển nhằm khôi phục kinh doanh tại nước ngoài. Do lệnh cấm vận của Mỹ ảnh hưởng đến triển vọng tại phương Tây. Tháng 6, Senegal mở trung tâm dữ liệu trị giá 83 triệu USD. Báo chí địa phương trích lời Tổng thống Macky Sall tại lễ khai trương cho biết. Dữ liệu từ mỗi tỉnh sẽ đi qua trung tâm mới này. Trung tâm được xây dựng bằng một khoản vay từ chính phủ Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng do Huawei cung ứng.
Mỹ đang thúc giục các nước loại trừ sản phẩm Huawei khỏi mạng 5G do nguy cơ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc vẫn thống trị các thị trường mới nổi tại châu Phi và Trung Đông. Các đơn hàng vẫn kéo về do thiết bị Huawei rẻ hơn 20 tới 30%. So với Ericsson, Nokia nhưng chất lượng tương đương. Công ty vẫn chưa từ bỏ nỗ lực mở rộng kinh doanh tại các nước phát triển. Nhưng nay tập trung hơn vào các nước đang phát triển, bao gồm Đông Nam Á.
Áp lực từ Mỹ nhưng doanh số thiết bị viễn thông vẫn tăng
Huawei cung ứng thiết bị viễn thông và hệ thống liên quan cho nhiều nước. Một trong những mục tiêu quan trọng của hãng là thành phố thông minh. Tính đến cuối năm 2020, Huawei được cho là đã tham gia vào các dự án thành phố thông minh. Tại hơn 700 thành phố của 40 quốc gia. Chẳng hạn, tại Dubai, Huawei tham gia xây dựng hạ tầng 5G trong khi cung cấp “đèn đường thông minh”. Trang bị camera an ninh và cảm biến nhiệt độ. Công ty còn cung cấp hệ thống kết hợp trạm gốc 4G và camera an ninh tại Kenya, giúp giảm hành vi phạm tội.
Điều đáng nói ở đây là nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải gánh khoản nợ lớn với Trung Quốc. Và một số nước đang phải vật lộn để trả nợ. Mỹ và châu Âu đã chỉ ra kế hoạch cho vay của Bắc Kinh là “ngoại giao bẫy nợ”. Nếu các thị trường mới nổi trở nên cảnh giác và đề phòng hơn. Thì hoạt động kinh doanh của Huawei ở những khu vực này có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Áp lực từ Mỹ có hiệu quả tại các nền kinh tế phát triển. Nhật Bản, Australia, Anh đều đã loại Huawei khỏi hạ tầng 5G. Pháp và Đức tuy không công khai. Nhưng cũng áp đặt các biện pháp về cơ bản khiến đường vào của Huawei khó khăn hơn. Doanh số thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc vẫn tăng đến năm 2020. Nhưng đang dần để mất thị phần vào tay Nokia và đối thủ.
Những nỗ lực tăng trưởng của Huawei
Khoảng chục năm trước, doanh số từ thị trường ngoại đóng góp gần 70% tổng doanh số Huawei. Song đến năm 2020 giảm còn 34%. Hiện nay, Huawei chủ yếu dựa vào thị trường nội địa. Theo nhà phân tích Tianfan Li. Thị trường Trung Quốc giờ đây chiếm phần quan trọng hơn trong doanh thu Huawei. Do hoạt động tại nước ngoài bị ảnh hưởng bởi quan hệ Mỹ – Trung và các biến động quốc tế khác.
Huawei tích cực mở rộng kinh doanh nước ngoài từ năm 1997. Sau hơn 30 năm thành lập, công ty đang tuyển dụng gần 200.000 nhân viên. Tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những thách thức lớn của hãng là tiếp tục phát triển bên ngoài Trung Quốc và toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh.
Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập 76 tuổi, vẫn là “đầu tàu” của Huawei bất chấp hoạt động hàng ngày do ba Chủ tịch luân phiên phụ trách. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2019. Ông Nhậm từng bày tỏ muốn ở lại vị trí này cho tới khi tìm ra con đường sống sót và tăng trưởng cho Huawei. Ám chỉ ông sẽ không nghỉ hưu sớm. Con gái của ông, Mạnh Vãn Chu, đang đối mặt với cáo buộc vi phạm luật trừng phạt của Mỹ với Iran. Phiên điều trần dẫn độ của bà vừa khép lại hôm 18/8 tại Canada. Thẩm phán Canada dự kiến ra phán quyết vào ngày 21/10.