Biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết trở nên nắng nóng khô hạn khắt nghiệt. Hạn hán đã làm khô cạn khá nhiều nguồn nước sinh hoạt, khiến cho đời sống của người dân khốn khổ. Bên cạnh đó, việc sản xuất nông sản cũng gặp không biết bao nhiêu khó khăn. Tại Argentina hạn hán kéo dài tác động trực tiếp tới xuất khẩu nông sản. Người nông dân nơi đây phải chứng khiến những cánh đồng xanh tươi tự dưng biến thành những đồng bằng màu nâu xám, cỏ cây héo khô. Việc hạn hán kéo dài khiến đã làm giảm lượng nước của con sông vận chuyển ngũ cốc chính Argentina, với tình hình này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới.
Hạn hán ảnh hưởng đến xuất khẩu ngũ cốc của Argentina
Hạn hán xảy ra một lần trong 100 năm qua đã làm giảm mực nước tại Parana. Con sông được coi là tuyến đường thủy vận chuyển ngũ cốc chính của Argentina. Dẫn tới giảm lượng nông sản xuất khẩu của nước này và gia tăng chi phí về logistics. Các chuyên gia dự báo xu hướng này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới. Cụ thể, trong 3 năm liên tiếp vừa qua, hạn hán đã hoành hành khu vực miền Nam Brazil, đầu nguồn của sông Parana. Điều này đã làm giảm mực nước tại cảng ở thành phố Rosario, tỉnh Santa Fe. Nơi tập kết và vận chuyển khoảng 80% lượng hàng nông sản xuất khẩu của nước này.
Theo người phụ trách Cơ quan Quản lý cảng và vận tải đường biển của Argentina, ông Guillermo Wade. Do nước sông cạn, lượng hàng hóa được vận chuyển trên các tàu thuyền xuất phát từ cảng Rosario; đã giảm từ 18% đến 25% so với mức bình thường. Bên cạnh đó, chi phí về logistics cũng đang tăng lên do có thêm nhiều đậu nành và ngũ cốc được đưa tới các cảng Bahia Blanca và Necochea ở tỉnh Buenos Aires. Nơi các tàu biển dừng lại lần cuối cùng để chất hàng hóa trước khi ra khơi.
>> Xem thêm: Giá gạo Việt Nam đồng loạt rớt giá mạnh
Nhà phân tích chuyên về thời tiết cho hay
Một giám đốc điều hành hạt có dầu hàng đầu của Argentina. Cùng với một nhà xuất khẩu quốc tế có hoạt động nghiền lớn ở Rosario đã đồng ý rằng cuộc khủng hoảng Parana có thể sẽ tiếp tục vào năm tới. Giám đốc điều hành yêu cầu không được nêu tên, theo chính sách của công ty. Một giám đốc điều hành hàng đầu của Argentina cho biết: “Tình hình sẽ tiếp tục nghiêm trọng cho đến tháng 10; cải thiện vào cuối quý 4 và quý 1. Nhưng từ tháng 4 trở đi, khi vụ thu hoạch đậu tương. Và ngô của Argentina bắt đầu và số lượng tàu chở hàng lớn nhất dự kiến. Dòng sông tại Rosario sẽ trở lại một kịch bản tương tự như năm 2021.”
Trong năm 2020, tình trạng này trở nên trầm trọng hơn và năm 2021 là năm khô hạn nhất trong vòng 3 năm qua. Trong 12 tháng qua, lượng mưa đo được ở lưu vực sông Parana chỉ bằng từ 50% đến 75% lượng mưa bình thường. Argentina là nhà cung cấp ngô số 3 thế giới và số 1 thế giới về xuất khẩu khô đậu tương cho các nước châu Âu và Đông Nam Á. Xuất khẩu ngũ cốc là nguồn ngoại tệ chính cần thiết của Argentina. Để tăng cường dự trữ của ngân hàng trung ương vốn bị suy thoái kéo dài ba năm.