Với mong muốn được làm việc trong môi trường có đối tác là người nước ngoài, du lịch hay học tập tại các quốc gia phát triển bắt buộc người Việt phải đầu tư vào vốn ngoại ngữ của mình. Cũng chính vì vậy mà thị trường Anh ngữ tại Việt Nam chưa bao giờ hạ nhiệt, nó luôn có xu hướng phát triển với nguồn cầu cực lớn. Điều này đã thu hút không ít nhà đầu tư nước ngoài tìm đến thị trường Việt Nam. Những năm qua, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có những bước bắt tay đầu tư vào thị trường này và mang lại nguồn thu khổng lồ. Với tình hình dịch covid ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nhưng thị trường đầu tư này nhìn chung vẫn không bị ảnh hưởng.
Nguồn thu tăng không ngừng
Dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng thị trường Anh ngữ vẫn đem lại nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp có vốn ngoại. Giữa tác động nặng nề của dịch bệnh. Thị trường đào tạo Anh ngữ đang là miếng bánh béo bở. Cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường Anh ngữ tại Việt Nam đã và đang chi phối nhiều đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn đa ngành Myanmar Strategic Holdings (MSH). Theo báo cáo tài chính bán niên kết thúc vào ngày 31/3/2021 được công bố cách đây ít ngày. Tập đoàn này ghi nhận doanh thu tăng tới 175% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 7,6 triệu USD. Trong đó 65% đến từ mảng giáo dục và 35% từ dịch vụ.
Tập đoàn MSH mua lại hệ thống đào tạo Anh ngữ Wall Street English (WSE Việt Nam) tại TP.HCM vào tháng 7/2020. Với mức giá được đồn đoán là 6 triệu USD. Tính đến ngày 31/3, MSH sở hữu 7 trung tâm Anh ngữ WSE Việt Nam với mạng lưới 4.800 học viên. Chiếm áp đảo trong tổng số 11 trung tâm Anh ngữ và mạng lưới 6.400 học viện của tập đoàn này.
Thị trường Anh ngữ tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi dịch covid
Theo lý giải của MSH, việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh giáo dục sang thị trường Việt Nam. Bên cạnh Myanmar, đã giúp Tập đoàn giảm đáng kể tác động của dịch Covid-19. Bằng chứng là, doanh thu trong kỳ tăng vọt nhờ đóng góp lớn của WSE Việt Nam.
“Danh mục đầu tư cốt lõi của MSH ở thị trường Myanmar và Việt Nam đã giúp Tập đoàn đa dạng hóa hoạt động và tự bảo vệ mình trước cú sốc bên ngoài”. Ông Enrico Cesenni, Giám đốc điều hành MSH đánh giá.
Trong kỳ tài chính kết thúc ngày 30/9/2020. doanh thu của MSH tăng tới 130% so với năm 2019. Lên 10,2 triệu USD, trong đó 41% đến từ mảng giáo dục. Khi thị trường Myanmar hứng chịu cú sốc kép từ đại dịch Covid-19 và chính biến. Việc mở rộng đầu tư sang Việt Nam đã trở thành phao cứu sinh cho mảng kinh doanh giáo dục của MSH. Chỉ 2 tháng sau khi về chung nhà với MSH, WSE Việt Nam đã mang lại khoản doanh thu kỳ tích 2 triệu USD. Bởi trước đó, đơn vị đào tạo Anh ngữ này vẫn gánh khoản lỗ ròng 1,4 triệu USD.
Anh ngữ là thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư
Thị trường đào tạo Anh ngữ đang là miếng bánh béo bở cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. So với mức đầu tư và vốn điều lệ không quá lớn. Thì lợi nhuận thu về từ mảng này là không nhỏ.
“Ông lớn” đào tạo Anh ngữ British Council (Hội đồng Anh) đang bắt tay với trên 2.000 cơ sở đào tạo và 44.000 giáo viên trên toàn cầu. Thông qua mạng lưới đối tác trường học toàn cầu (PSGN). Để cung cấp dịch vụ đào tạo giáo viên trực tuyến và nguồn lực giáo dục. “Chúng tôi đã hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo mới ở Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar. Để triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh – mở ra những thị trường mới ở Đông Á”, British Council nêu trong báo cáo thường niên giai đoạn 2019 – 2020.
Mức đầu tư của Công ty TNHH British Council Việt Nam – công ty con do British Council nắm 100% vốn. Vẫn đứng im ở mức 53.000 bảng Anh trong giai đoạn từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2020. Thế nhưng, thu nhập giai đoạn 2019 – 2020 của công ty này tăng gần 12,5%, lên 15,126 triệu bảng Anh. Từ mức 13,448 triệu bảng Anh trong giai đoạn 2018 – 2019. Giúp mang về khoản lợi nhuận ròng 854.000 bảng Anh.
Dòng vốn đầu tư chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Theo đánh giá của ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn thị trường tại Công ty cổ phần FiinGroup. Với mảng đào tạo tiếng Anh, thị trường đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Với sự xuất hiện của rất nhiều trung tâm tiếng Anh ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cạnh tranh từ chương trình học và chất lượng giáo viên. Đến giá cả và các hình thức khuyến mại.
Thế nhưng, dòng vốn đổ vào thị trường này không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đơn cử, hệ thống đào tạo Anh ngữ Yola được thành lập bởi doanh nghiệp trong nước. Đã thu hút sự chú ý khi liên tiếp đón dòng vốn ngoại và mở rộng mạng lưới hoạt động.
Năm 2019, Kaizen Private Equity, quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại các thị trường mới nổi. Đã mở màn thương vụ đầu tiên vào thị trường Việt Nam bằng khoản đầu tư 10 triệu USD vào Yola. Trước đó, vào tháng 8/2017, Mekong Enterprise Fund III – quỹ đầu tư do Mekong Capital quản lý. Đã công bố đầu tư 4,9 triệu USD vào hệ thống đào tạo Anh ngữ này.
Gần đây nhất, Yola tiếp tục đón thêm dòng vốn 1,32 triệu USD từ hai nhà đầu tư Singapore là Kaizen Private Equity II Pte. Ltd và Spring Through Pte. Ltd vào tháng 5/2021. Đây cũng là thương vụ góp vốn, mua cổ phần lớn nhất vào lĩnh vực giáo dục trong 7 tháng qua. Theo bố cáo thay đổi thông tin doanh nghiệp vào tháng 7/2016. Yola đã tăng vốn điều lệ từ 2 tỷ đồng lên hơn 3,29 tỷ đồng.
Trung tâm ngoại ngữ chiếm phần lớn trong các dự án FDI
Trong nửa đầu năm 2021, hơn một nửa trong số 17 dự án FDI được cấp phép trong lĩnh vực giáo dục là các trung tâm ngoại ngữ. Với mức vốn đầu tư dưới 100.000 USD. Trong năm 2020, ít nhất 30 dự án đào tạo ngoại ngữ do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư được cấp phép. Chủ yếu là trung tâm Anh ngữ.
Trong chiến lược kinh doanh sắp tới, đại diện MSH tiết lộ, tập đoàn tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng trung tâm Anh ngữ độc quyền WSE tại thị trường Việt Nam. Cùng với việc thực hiện chiến lược tăng độ phủ tại thị trường Việt Nam. MSH sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư kinh doanh mới ở châu Á.