Cảng là nơi ra vào của các tàu thuyền chở hàng hóa xuất nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Qua đó duy trì hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước và Quốc tế. Hàng hóa ngoài chịu các thứ thuế liên quan còn phải nộp phí container lưu bãi để lưu trữ hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên dưới tác động của đại dịch Covid đang phổ biến trên diện rộng, hàng hóa bị tồn đọng, ùn ứ chưa thể xuất kho được. Điều này làm tăng chi phí Container lưu bãi lên khá cao, làm mất một khoảng chi phí lớn. Từ đó gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế doanh nghiệp nói riêng và tình hình hoạt động của cảng nói chung. Nhất là trong thời gian khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.
Đề xuất giảm chi phí lưu kho bãi tại cảng do ảnh hưởng của đại dịch
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19, Bộ Công Thương đang đề xuất giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển và các Trung tâm logistics cho các doanh nghiệp. Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh có công văn số 4812/BCT-XNK. Công văn này gửi Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam. Ngoài ra còn có các Đơn vị quản lý, khai thác cảng biển, các Doanh nghiệp vận tải biển (hãng tàu) cũng tham gia. Đặc biệt là các Trung tâm logistics xem xét giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi về việc giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi.
Trong công văn, Bộ Công Thương nêu rõ, hiện nay, 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An là các tỉnh trọng điểm. Đây là những địa phương có sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và phòng, chống dịch bệnh đã khiến một số doanh nghiệp phải tạm thời cắt giảm quy mô sản xuất. Điều này dẫn đến ùn ứ container nhập khẩu, thời gian lưu kho, lưu bãi tăng lên. Qua đó làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Xem thêm: Ôtô tồn kho cao, các đại lý áp dụng ưu đãi lớn hiếm có thu hút khách hàng
Nâng cao việc giải tỏa hàng hóa ùn ứ tại cảng
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, các đơn vị quản lý, khai thác cảng biển, các doanh nghiệp vận tải biển và Trung tâm logistics trên toàn quốc đề nghị xem xét. Qua đó giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển. Các Trung tâm logistics cho các doanh nghiệp bị buộc phải cắt giảm sản xuất do tác động của dịch COVID-19.
Đồng thời nâng cao năng lực giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng. Bên cạnh đó nâng cao năng lực khai thác của bãi cảng và phối hợp giữa các bên điều tiết lượng hàng nhập về cảng. Qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các đơn vị quản lý, khai thác cảng biển, các doanh nghiệp vận tải biển trên toàn quốc xem xét giảm phí lưu container. Ngoài ra có các phí lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển khác liên quan. Đặc biệt là cho các doanh nghiệp bị buộc phải cắt giảm sản xuất do tác động của dịch COVID-19.
Một số loại phụ phí khác tại cảng cũng tăng cao đáng kể
Cước chở container từ Việt Nam đi EU cũng tăng chóng mặt. So với nhiều tháng đầu năm container được chở đến một số cảng biển tại Nga cước đã tăng lên đáng kể. Dao động từ 5.000 – 6.000 USD. Bên cạnh đó, việc đặt chỗ trên tàu ngày càng khó. Bên cạnh đó việc gom vỏ container để xuất khẩu cũng là thách thức lớn với doanh nghiệp.
Ngoài tăng giá cước, mỗi hãng tàu còn áp 3-5 loại phụ phí khác. Chẳng hạn như phí xếp dỡ tại cảng, vệ sinh container, chứng từ, kẹp chì… Trong đó, phụ phí xếp dỡ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dao động từ 100 đến 170 USD cho mỗi container. Nó đang được cả 9 hãng tàu ngoại tiến hành thu phí. Theo đoàn kiểm tra, các loại phụ phí này được hãng tàu tự đưa ra mà không có thỏa thuận với khách hàng. Nhiêu trường hợp không nêu lý do thu và thời điểm kết thúc. DN còn mất một số loại phí như khai báo trọng tải hàng hóa. Khoảng 30-50 USD. Các mức phụ thu, hãng tàu không phải đăng ký kê khai với cơ quan nhà nước. Vì vậy rất khó giám sát một cách hiệu quả nhất.