Trải qua một năm với nhiều biến động lớn phần nào cũng đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của nước nhà. Đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều ngành kinh tế của cả nước bị tạm hoãn, đình trệ. Điều này gây khó khăn cho nhu cầu cung – cầu của và chất lượng cuộc sống của người dân. Theo thống kê từ Bộ Tài chính cho hay chỉ số CPI qua đại dịch cũng không bị coi là ảnh hưởng khá nghiêm trọng, vẫn ở mức bình quân trong tầm kiểm soát, tạm chấp nhận được. Tuy nhiên cũng cần lên các đề án đề phát triển kinh tế cũng như ngăn chặn các tình huống lạm phát xấu nhất có thể xảy ra.
CPI mỗi tháng tăng khả quan, đảm bảo mục tiêu đề ra
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian còn lại của năm 2021, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4%. Nó vẫn nằm trong khả năng của Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá. Bộ Tài chính ước tính, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước. Giúp đảm bảo kiểm soát theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới. Do xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược. Hay dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động làm giá cả một số mặt hàng biến động cục bộ tại. Tình trạng này xảy ra ở một số thời điểm tại địa phương bị ảnh hưởng.
Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Dự báo nhiều mặt hàng sẽ có biến động. Do đó, để hạn chế thấp nhất đà tăng giá xăng dầu. Hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân. Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tiếp tục ở mức cao.
Nhiều mặt hàng sẽ có nhiều biến động trước tình hình bệnh dịch
Ngoài mặt hàng xăng dầu, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết thêm nhiều thông tin khác. Từ đầu năm đến khoảng hết tháng 5/2021, giá bán thép tăng khoảng 12 – 16%. Mức giá tùy chủng loại và nhà sản xuất. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6 đến nay, thép đã hạ nhiệt khá nhanh. Với lý do là giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép chững lại.
Dự báo giá xăng dầu trên thế giới cuối năm 2021 có thể tăng nhanh. Nhất là theo đà phục hồi của kinh tế thế giới khi dịch bệnh được kiểm soát. Đối với giá thép, có thể tăng trở lại vào mùa xây dựng cuối năm. Mới đây Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số sản phẩm thép xuống còn từ 10 – 15%. Thay mức 15 – 25% như hiện hành.
Với tư cách là Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính tiếp tục tham mưu, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp. Qua đó nhằm kiểm soát lạm phát của CPI theo đúng mục tiêu đề ra. Theo đó, việc quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Đặc biệt là hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Từ đó, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân. Đảm bảo các điều kiện cho phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh để bình ổn giá thị trường
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, nếu các bộ, ngành cùng vào cuộc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, triển khai đồng bộ các giải pháp đề ra. Điều này sẽ ngăn chặn được tình trạng tăng giá bất hợp lý của CPI. Đặc biệt là “té nước theo mưa” để trục lợi. “Đặc biệt, người dân cần bình tĩnh. Các địa phương đều cam kết cung cấp lượng hàng rất lớn. Vì vậy không cần tích trữ các nhu yếu phẩm, gây khan hiếm cục bộ. Góp phần đẩy giá cả lên cao”, ông Nguyễn Anh Tuấn nói.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội cần khuyến cáo người dân đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, doanh nghiệp, cửa hàng bán hàng thiết yếu. Chúng được phép hoạt động mua hàng theo đúng giá niêm yết. Sở Công Thương các tỉnh đều cam kết đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch và bình ổn giá cả. Nên người dân cần hợp tác với cơ quan chức năng. Giúp vừa giữ an toàn, vừa không khiến giá cả leo thang. Từ đó nâng cao tính khả quan của chỉ số CPI.
Đồng thời, chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông. Chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Tăng cường tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả. Yhực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định.
Nâng cao việc quản lý và kiểm soát giá thép và xăng dầu
Dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động đến kinh tế. Qua đó làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương làm ảnh hưởng tâm lý chung. Hay căng thẳng thương mại tại các quốc gia, nhất là Mỹ – Trung Quốc. Căng thẳng địa – chính trị tại nhiều vùng lãnh thổ cũng có thể tác động đến giá cả hàng hóa.
Thực hiện tốt việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra đề ra. Nhất là trong thời gian còn lại của năm 2021. Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ diễn biến mặt bằng giá những tháng đầu năm. Qua đó đề xuất giải pháp điều hành giá những tháng còn lại phù hợp với CPI. Phó Thủ tướng cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong điều hành giá các mặt hàng cụ thể. Trong đó có việc quản lý giá thép, xăng dầu, dịch vụ hàng không, dịch vụ y tế, sách giáo khoa, đất đai, bất động sản…
Về phía Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chủ động theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước. Phối hợp với Bộ Công Thương để điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định hiện hành. Phối hợp với Bộ Công Thương (chủ trì) để đề xuất các biện pháp phù hợp trong kiểm soát giá thép xây dựng theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ.