Ngành đường sắt thiệt hại lớn, hàng nghìn lao động mất việc do đại dịch

Ngành đường sắt lao đao trước ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19

Ngành đường sắt cũng đang chịu những tổn thất về kinh tế không nhỏ trước ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid. Hầu hết các đoàn tàu chở khách không còn hoạt động thường xuyên như lúc trước nữa. Đa phần là những chuyến tàu chở hàng chạy dọc các tỉnh từ Bắc đến Nam. Điều này làm cho ngành đường sắt đã khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Việc dừng tất cả đoàn tàu chở khách gây ảnh hưởng lớn về mặt doanh thu và hàng nghìn lao động đứng trước nguy cơ mất việc. Từ đó gây ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân lẫn kinh tế chung Đất nước nếu không có đề án giải quyết và hỗ trợ kịp thời.

Ngành đường sắt dừng hẳn đoàn tàu chở khách gây thiệt hại lớn về kinh tế

Chủ tịch VNR Vũ Anh Minh cho biết, đợt dịch COVID-19 thứ 4 đang đẩy VNR vào tình thế vô cùng khó khăn. Khiến gần 2.000 lao động của ngành chịu ảnh hưởng. Từ 25/8, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ dừng chạy đoàn tàu khách Bắc – Nam SE7 xuất phát tại Ga Hà Nội để phòng, chống dịch COVID-19. Với việc dừng hai đoàn tàu SE7 và SE8, trên mạng đường sắt Việt Nam sẽ không còn đoàn tàu khách nào hoạt động thường xuyên.

Lao động ngành đường sắt có nguy cơ thất nghiệp khi dừng toàn bộ đoàn tàu hành khách
Lao động đường sắt mất việc khi dừng toàn bộ đoàn tàu hành khách

Chia sẻ về việc này, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết. “Đây là việc chẳng đặng đừng bởi việc dừng các đoàn tàu chở khách gây thiệt hại rất lớn về doanh thu. Và khiến hàng nghìn lao động bị mất việc”. “Dừng 100% đoàn tàu khách khách nên toàn bộ doanh thu vận tải hành khách bị mất. Hàng nghìn lao động cũng theo đó phải nghỉ việc. Thiệt hại rất lớn nhưng vẫn phải làm để phòng chống dịch. Bên cạnh đó đảm bảo an toàn cho hành khách cùng người lao động”, ông Minh nói.

Hiện hoạt động đường sắt chỉ còn lại các tuyến tàu hàng chạy liên vận quốc tế và qua biên giới. Với trục tàu hàng Bắc – Nam, chiều Bắc vào Nam thì có hàng hoá. Nhưng chiều ngược lại thì tàu chạy rỗng không có hàng. Do doanh nghiệp tạm dừng sản xuất. Tuy vậy, Chủ tịch VNR khẳng định, vẫn đang lên các kế hoạch để sẵn sàng chạy lại tàu khách khi dịch bệnh được kiểm soát.

Người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ mất việc

Người lao động bị ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm. Gồm làm việc trực tiếp và làm việc gián tiếp. Trong đó, khối trực tiếp sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động khoảng 30%. Và được luôn phiên làm việc giãn cách. Ngoài ra, còn có nhóm chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với nhóm nhân viên phục vụ tàu khách thì phải tạm nghỉ vì không bố trí được việc. Những người được hưởng chế độ theo Nghị quyết 68 và quyết định 23, Nghị quyết 26 của Thủ tướng thì sẽ làm các thủ tục tại địa phương để hỗ trợ.

Báo cáo của VNR cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 1.725 người lao động ngành đường sắt bị ảnh hưởng. Trong đó trên 1.700 người nghỉ luân phiên. Tạm hoãn hợp đồng lao động là gần 1.300 người. “Hiện tổng công ty danh tập hợp danh sách, liên hệ làm việc cơ liên quan để người lao động gặp khó khăn do COVID-19. Những người này được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định”, ông Minh cho biết. Với những lao động đang tiếp tục làm việc, ông Minh cho biết dù dòng tiền khó khăn. Nhưng VNR đảm bảo trả lương, thu nhập đúng hạn. Tổng công ty cũng duy trì đóng bảo hiểm theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Chuyển hướng đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa để bù đắp doanh thu

Vận tải khách sụt giảm nghiêm trọng đã khiến các doanh nghiệp vận tải đường sắt lao đao. Đặc biệt là người lao động không có việc làm. Thống kê cho thấy, gần 1.300 lao động ngành đường sắt bị tạm hoãn hợp đồng. Đặc biệt phải nghỉ làm không lương. Trước những khó khăn này, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đã dự kiến năm nay doanh thu vận tải chỉ bằng 84,4%. Số liệu thống kê sau khi so với cùng kỳ 2020. Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải và kinh doanh khác bằng 82,1% cùng kỳ.

Đẩy mạnh vận tải hàng hóa để bù đắp chi phí
Đẩy mạnh vận tải hàng hóa để bù đắp chi phí

Trong bối cảnh khó khăn vì sản lượng khách sụt giảm, VNR cho biết chuyển hướng đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa để bù đắp doanh thu. Cụ thể, doanh nghiệp tăng cường các biện pháp phòng chống dịch hợp lý. Qua đó để duy trì chạy tàu hàng liên vận quốc tế. Qua đó khai thông các nút thắt trong chính sách đường biên của Trung Quốc. Đồng thời tích cực tìm kiếm nguồn hàng mới vận chuyển trong nước.

Ở khu vực phía Bắc, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đang khai thác đoàn tàu hàng chuyên tuyến. Đặc biệt là phát triển dịch vụ từ kho đến kho và tăng hiệu quả sử dụng toa xe hàng. Đẩy mạnh dịch vụ vận chuyển hành lý từ nhà đến nhà thông qua đặt dịch vụ trên mạng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *