Việc nắm rõ có bao nhiêu loại CKPS sẽ đem lại cho các nhà đầu tư một lợi thế không hề nhỏ. Mỗi loại đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Việc chọn ra một loại phái sinh cực kỳ cần thiết. Bởi lẽ, bạn sẽ tìm ra được một chiến thuật giao dịch phù hợp, hiệu quả nhất với bản thân. Từ đó tăng khả năng sinh lời hơn rất nhiều. Đồng thời tránh được một số rủi ro gây hao hụt vốn trong quá trình giao dịch. Đa số các loại phái sinh đều thuộc dạng hợp đồng hoặc thỏa thuận giao dịch giữa đôi bên. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì các đặc điểm của từng loại sẽ là mấu chốt đến thành công đấy. Bên dưới đây sẽ là những kiến thức chi tiết hơn.
Tổng hợp các loại CKPS
Chứng khoán phái sinh gồm 4 loại chính:
- Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng tương lai (Future)
Hợp đồng quyền chọn (Option)
Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Hợp đồng kỳ hạn | Hợp đồng tương lai | Hợp đồng quyền chọn | Hợp đồng hoán đổi |
Là sự thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. | Là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá chuyển giao (future price) tài sản đó tại một thời điểm có hiệu lực trong tương lai. | Là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước | Là sự thỏa thuận giữa hai bên để trong đó hai bên đối tác trao đổi dòng tiền này lấy một dòng tiền khác của bên kia |
Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là loại CKPS phổ biến nhất
Hợp đồng tương lai là loại CKPS rất được yêu thích bởi các yếu tố sau:
Giá chuyển giao được điều chỉnh kịp thời và hợp lý
Mức giá này được ấn định ban đầu và thay đổi sau mỗi phiên trên thị trường. Giá chuyển giao của Hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và liên tục thay đổi theo thời gian.
Nếu giá giao ngay của tài sản cơ sở tăng thì thông thường giá chuyển giao cũng tăng và ngược lại. Vào cuối phiên, mức giá chuyển giao của hợp đồng tương lai sẽ được công bố và có hiệu lực cho đến phiên tiếp theo.
Tỷ lệ ký quỹ
Khi tham gia hợp đồng tương lai, người mua và người bán phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn, và ký quỹ một tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng. Số dư tài khoản ký quỹ của bên tham gia giao dịch sẽ luôn thay đổi theo giá hàng ngày và không được thấp hơn mức ký quỹ duy trì (theo quy định của sở giao dịch).
Vị thế có lợi cho nhà đầu tư
Vị thế của hợp đồng tương lai là trạng thái giao dịch và khối lượng của sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ. Hợp đồng tương lai (HĐTL) bao gồm vị thế mua và vị thế bán. Ví dụ: Nếu nhà đầu tư dự đoán giá chỉ số VN30 Index sẽ tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua); ngược lại, nếu nhà đầu tư nghĩ rằng giá VN30 Index sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).
Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có duy nhất sản phẩm chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30.
Lợi ích của loại CKPS hợp đồng tương lai
Ngoài những lý do trên, loại CKPS hợp đồng tương lai cũng có rất nhiều lợi ích khác:
Giao dịch thuận tiện
Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra tương tự như giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu dự đoán thị trường tăng điểm sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai, khi thị trường tăng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong thị trường giảm điểm.
Tỉ lệ đòn bẩy cao
Với đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng. Hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao. Nhờ đó khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, do vậy nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi đã nắm giữ hợp đồng tương lai.
Số lượt mua bán cao
Nếu như trong giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu phải chờ 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản mới có thể thực hiện bán, thì ở giao dịch hợp đồng tương lai, lợi ích từ việc nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thế vừa mở (bất kể là vị thế mua hay vị thế bán). Như vậy, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận trên mọi biến động của thị trường.
Ví dụ về giao dịch HĐTL chỉ số VN30
Bạn mở vị thế mua 01 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 12/2021, và kỳ vọng thị trường (chỉ số VN30) sẽ tăng trong tương lai.
Hợp đồng tương lai chỉ số Vn30
Hệ số nhân: 100.000 đồng/ chỉ số Mức ký quỹ: 15% |
|
Ngày đáo hạn | 31/12/2021 |
Vị thế mua | 1.000 điểm/ vị thế |
Giá trị một hợp đồng: | 1.000 điểm * 100.000đ/ điểm chỉ số = 100 tr đồng |
Số tiền ký quỹ ban đầu | 100* 15% = 15 tr đồng |
Giá hợp đồng tăng từ 1.000 lên 1.010 điểm, | |
Nhà đầu tư lãi: | (1010-1000)*100.000/ điểm số = 1tr đồng |
Tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư | 1/15 = 7% |
Giá trị ký quỹ tăng lên | 15+1 = 16 tr đồng |
Còn nếu tham gia trên thị trường cơ sở, phần trăm lãi của nhà đầu tư chỉ là: (1.010 –1.000)/1.000 x 100% = 1%. Như vậy, nhờ chỉ phải bỏ số tiền ký quỹ ban đầu (15%) mà chỉ với một biến động nhỏ về giá của hợp đồng tương lai có thể tạo ra mức lãi/lỗ lớn hơn nhiều lần so với việc đầu tư vào tài sản cơ sở.